Tại sao điện ảnh Việt Nam KHÔNG THOÁT ĐƯỢC hài nhảm?

153,228
0
Published 2024-04-10
Khán giả đã than giời suốt bao nhiêu năm ròng, để các nhà làm phim Việt Nam đừng ra thêm hài nhảm nữa. Nhưng tại sao họ vẫn cứ ra? Đến khi nào thì họ mới ngưng? Khán giả có tội tình j mà họ làm z?
#liếc #rewind #hàinhảm
----------------------------------------
Kịch bản: Vịt
Lồng tiếng: Vịt
Biên tập: Tiến Thịnh
----------------------------------------
Mục lục:
00:00 Mở đầu
00:29 Hài Nhảm - Nguồn gốc sức mạnh
04:27 Hài Nhảm - Tại sao vẫn còn tồn tại?
05:59 Hài Nhảm - Trong điện ảnh thế giới
08:11 Làm thế nào để thoát khỏi hài nhảm?
----------------------------------------
LIẾC. THÊM TẠI:
www.facebook.com/liec.fb
www.tiktok.com/@liec.tt
----------------------------------------
Liên hệ hợp tác: [email protected]

All Comments (21)
  • Nhiều ng cứ bảo do kiểm duyệt gắt gao nên phim VN mới ko phát triển đc. Nhưng kể cả những dòng phim ko bị kiểm duyệt như phim gia đình với hài kịch VN cũng có làm đến nơi đến chốn đâu mà đòi làm các dòng phim khác còn cần nhiều vốn đầu tư hơn :)) Xem Reply 1988 của Hàn mới thấy dòng phim hài nhảm, gia đình của VN tệ như thế nào
  • cái dốt nhất của phim Việt là nhét hài bừa bãi,nhét không đúng nơi đúng chỗ chỗ đang nghiêm túc cũng nhét,đang cao trào cũng nhét,đang buồn cũng nhét khiến nó vô duyên,tụt hứng méo tả nổi chả hiểu cố nhét để làm gì
  • Điện ảnh ngày xưa của VN hay thế mà bây h các NSX dường như có nhiều điều kiện hơn thời bấy h mà lại ko có khả năng sx ra những tác phẩm hay nhỉ :))) Bây h mình xem lại “Sóng ở đáy sông” hay “Áo lụa Hà Đông”, “Mùa hè chiếu thẳng đứng”, “Mùi cỏ cháy” vẫn hay, sâu sắc và có chất riêng.
  • @BookBook973
    Sau 30 năm thì " Hài Nhảm " của Châu Tinh Tinh vẫn trường tồn, Hài đúng lúc, buồn đúng chổ, trầm ngâm bay bổng, vừa giải trí vừa sâu sắc, không phim nào giống nhau, phim nào cũng có vài đoạn " Vô Tri " nhưng lạ ở chổ hợp lí đến lạ lùng.
  • @HuyenHoang-oz8vr
    Phim hài mà t thích nhất là 3 chàng gốc của ấn độ, nó có hề , có thâm sâu, có cả buồn.
  • @aperture147
    Ông Vịt nói đến một khía cạnh rất hay mà không nhiều người nhắc đến: Điện ảnh VN luôn đi sau thế giới 10 - 20 năm. Ngày xưa Hollywood cũng làm phim hài nhảm, hay kể cả các nền điện ảnh gần chúng ta như Hong Kong, Đài Loan hay Trung Quốc cũng vậy. Nhưng ông Vịt quên nhắc đến một khía cạnh khác: Ngay cả khi hài nhàm có là xu hướng, thì không phải các nền điện ảnh trên không có những bộ phim nghệ thuật thực sự hay. Đơn cử khi nhắc đến Hong Kong, ta vẫn có những đạo diễn như Vương Gia Vệ, TQ có Trương Nghệ Mưu hay Trần Khải Ca. Có một cái nghịch lý là, thời điểm ấy là một thời điểm nhạy cảm vô cùng cho các đạo diễn ra phim, vì hở một cái sẽ bị quy là chống phá chế độ. Ví dụ như phim của Trương Nghệ Mưu bị cấm sml vì bị cho là có tư tưởng bôi nhọ CMVH, VGV làm phim ngay giữa thời kì Hong Kong có nhiều biến động chính trị. Ngay cả VN, cũng có các tác phẩm rất hay như Áo Lụa Hà Đông, phim tài liệu của Trần Văn Thuỷ cũng ra đời vào cái thời kì tranh tối tranh sáng. Một trong những lý do mà tôi cho là hài nhảm vẫn đang thống trị rạp phim, gồm 2 lý do sau: - Người xem không sẵn sàng đón nhận các tác phẩm mang tính nghệ thuật chuyên môn cao. Ví như The Pot-au-feu Trần Anh Hùng, được đánh giá là độc đáo, cách thức làm phim mới lạ không giống ai. Chính tôi ra rạp xem phim The Pot-au-feu luôn trong tình trạng căng thẳng tột độ, tập trung hết sức, mũi lúc nào cũng bị phản xạ khịt khịt để cố ngửi lấy cái mùi đồ ăn bay ra từ trong màn hình. Nhưng về nhà xem review luôn bị mọi người coi là chán, là nhạt nhẽo. - Các tác phẩm hài nhảm quy tụ các diễn viên hề hước, nội dung nhảm nhí thọc lét trớ trêu sao lại là bảo chứng phòng vé cho bộ phim. Nhà đầu tư không muốn chịu rủi ro làm một bộ phim hay ho, triết lý mà cuối cùng chẳng ai hiểu, nên sẽ đầu tư tiền mời diễn viên nổi tiếng, đầu tư kịch bản vừa đủ để cho thằng ngoo cũng có thể hiểu thì phim mới có lãi. Tóm lại là không dám mạo hiểm làm phim nghệ thuật hay phim sâu sắc vì sợ lỗ. VN giờ vẫn mắc kẹt trong cái vòng xoay luẩn quẩn, làm phim nghệ thuật, phim sâu sắc thì sợ không ai xem, làm phim hài nhảm dù bị chửi nhưng người ta vẫn ồ ạt ra mua vé. Giờ chỉ còn cách đợi cho đại bộ phận dân chúng nâng cao trình độ bản thân để xem các tác phẩm có ý nghĩa hơn, chứ bảo hài nhảm nó xuống thời thì không thể, vì ngay như Hollywood để đảm bảo doanh thu cũng làm một nùi phim nhảm, như cái MCU như cái rạp xiếc. Một trong những trường hợp mà tôi thấy là phim cân bằng được giữa cái đại chúng và cái chuyên môn, lại không bị lỗ tiền chắc là phim Mắt biếc, kịch bản chuyển thể từ truyện của Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn là Victor Vũ. Tiểu thuyết của NNA thì mang tính đại chúng rất cao, tính triết lý bao hàm trong tác phẩm không quá lớn, giảng viên trong trường Nhân Văn tôi từng tiếp xúc còn bảo là truyện nhảm nhí, giấy chùi đ*t. Victor Vũ thì không phải là một đạo diễn siêu cấp vũ trụ, nhưng qua các phim của ông thì thấy cách ông làm phim không bị cẩu thả và hổ lốn. Phim có vốn đầu tư của nhà nước, lại có tiền của tư nhân, quay trên phim trường xịn, và cho ra kết quả rất khả quan. Liệu có tương lai nào cho VN có thể làm ra những bộ phim chất lượng hơn hay không? Trước hết thì ta có thể thấy vũ trụ điện ảnh Victor Vũ - NNA tương đối là thành công, nhưng mà cái gì cũng có giới hạn. NNA không sống mãi mà viết truyện, mà VV thì làm mãi phim cũng sẽ thành lối mòn. Giờ thì chỉ còn cách mà ngồi đợi xem còn ai dám chi tiền và ai dám làm phim và ai dám ra rạp xem nữa hay không thôi.
  • Phim hài nhảm của Châu Tinh Trì mỗi câu nói đều thâm thúy, có ý nghĩa phía sau để khán giả phải suy ngẫm. Kể cả những câu tục nhất vd " Đến tờ giấy chùi ** còn có tác dụng của nó, đừng tự ti!" Mấy ông VN làm hài nhảm nhí xong so mình với phim của Tinh Gia :))) cười mỉa
  • @ngophat105
    Độ hài hước của ad vượt quá mức quy định rồi nha, đề nghị ad ra thêm nhiều video hơn nữa😁. Mỗi lần koi video mới là cười muốn sảng.🤩🤩
  • @ceeril
    Cái này chủ yếu do luật VN mình cấm nhiều quá (censorship) nên làm về hài nhảm là an toàn nhất. Trước bác Yang của kênh "Accented Cinema" cũng có phê phán về việc censorship của nền điện ảnh Trung Quốc (tình trạng y chang VN) như thế này: "Đừng có nói phim 18+, bạo lực, mê tín, dị đoan là xấu, mà hãy cho tôi xem tại sao nó xấu và ntn" - video "Mainland Chinese Horror & Censorship"
  • @trinhle697
    Cái điểm yếu lớn của phim Việt là kịch bản , kịch bản do biên kịch viết thường khá là phi lý , kiểu tình tiết diễn ra trong phim không hề hợp lý xíu nào , cái này mình nghĩ có thể khắc phục được bằng cách hợp tác với nhà văn , nhà văn tạo nên câu chuyện , biên kịch làm lại cho nó hợp với điện ảnh , thúc đẩy cả hai lĩnh vực cùng nhau phát triển
  • @minhmeo9506
    Chừng nào dân trí và thị hiếu chưa lên và dễ dãi quá thì hài nhảm còn hoành hành :))) Cảm giác một bộ phận lớn khán giả Việt không có thích mấy thứ phức tạp hay đau đầu quá. P/s: hy vọng là góc nhìn của t sai 😅
  • @user-hz1nj3xx5v
    t từng nhớ một vài đứa cmt trên mạng nói Táo Quân nhảm vì nó phải nghĩ, hiểu thì mới hài, xong còn bảo hài thì nhìn phát hài luôn :))
  • Làm phim hành động đẫm máu thì sợ dính xét duyệt, làm phim dã sử cũng sợ, làm phim thể loại huyền huyễn xuyên ko thì sợ tiền bỏ ra làm kĩ xảo thì nhiều nhưng thu ko đc vốn. Làm phim về thể loại thể thao thì cũng ít luôn thành ra VN chỉ trong khuôn mẫu hài nhảm, kinh dị( tệ), học đường(tình cảm), hành động( đả kích tội phạm).
  • @eddiedao
    Cảm ơn Vịt. Đây là video đầu mình xem của kênh nhưng đã nhận ra ngay bạn. Chúc bạn luôn phát triển
  • @nguyenphatt11
    mình rất thích content của b, cố gắng phát triển kênh nhé! Mình tin kênh này sẽ thành công <3
  • @TuanNguyen-jt5wj
    1 đăng ký cho em Vịt, trước xem bên the review, nhưng lúc em với lele đi ah không còn xem nữa, ít nhất em và lele không toxic và gây war 2 miền. Respect em trai.
  • @thanhdiaHT
    Hài nhảm đã và sẽ tiếp tục có một tệp lớn đối tượng khán giả ủng hộ, người ta cần một bộ phim mà sau khi bật lên có thể thoải mái xem điện thoại, ăn cơm, đi ỉa,...cho đến khi nhạc ending vang lên mới ngẩng đầu nhìn và thốt lên mình vẫn hiểu hết toàn bộ, phim hay dễ hiểu.
  • @ThanhNgo-uk8nc
    Mai mốt phải có 2 trường: trường sân khấu riêng, trường điện ảnh riêng